• mail Email: nghint0506@gmail.com
  • Chuyên viên kinh doanh: MR. Nghị - 0862986799
  • MRS.Ly - 0822999328
hotline

HOTLINE:

0862986799
  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Hướng Dẫn Cách Đọc Bản Vẽ Tủ Điện Chuẩn, Chính Xác Nhất

Hướng Dẫn Cách Đọc Bản Vẽ Tủ Điện Chuẩn, Chính Xác Nhất

Tủ điện được xem là một thiết bị quan trọng không thể nào thiếu được trong bất cứ công trình công nghiệp hay dân dụng. Bởi nó có tác dụng dùng để bảo vệ và lắp đặt cho các thiết đện bị đóng cắt cũng như bảo vệ điện. Tuy nhiên làm như thế nào để chúng ta vẽ được tủ điện một cách chuẩn xác là điều không hề dễ dàng. Do đó, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn đọc và hiểu bản vẽ tủ điện một cách chi tiết dành cho những bạn mới tìm hiểu về tủ điện.

Các bước đọc bản vẽ tủ điện một cánh chính xác và đúng nhất

Để có thể hiểu và đọc được bản vẽ tủ điện được chính xác và đúng nhất chúng ta cần thực hiện đầy đủ  5 bước quan trọng sau đây:

ban-ve-vo-tu-dep

Bước 1: Thể hiện các chi tiết trong bản vẽ một cách cụ thể, dễ hiểu

  • Bản vẽ sẽ cần phải được thực hiện, bố trí sao cho thật hợp lý và dễ hiểu.
  • Bản vẽ cần phải thể hiện được các vị trí bố trí thiết bị rõ ràng như tủ điện, ổ cắm ở vị trí nào cần phải chính xác.
  • Bản vẽ phải thể hiện được vị trí các nguồn, cách đi dây nguồn chính như thang máy, điều hòa và một số nguồn khác…
  • Bản vẽ phải thể hiện được sơ đồ sơ đồ khối, sơ đồ nguyên lý của tủ điện.

Bước 2: Nhận biết được các ký hiệu liên quan trong bản vẽ

Trong bản vẽ quy định về các ký hiệu như đồng hồ điện, đèn báo, ổ cắm… đều sẽ có các ký hiệu riêng chỗ mỗi loại và tùy vào mỗi bản vẽ mà sẽ có một bảng ghi chú ký hiệu riêng đi kèm.

Bước 3: Hiểu rõ được cách bố trí các thiết bị điện trong bản vẽ sao cho hợp lý

Yêu cầu chính của bước 3 này đó là các bạn cần hiểu được cách bố trí các thiết bị điện như là cần xác định được đúng vị trí lắp đặt, cách thức lắp đặt, thông số thực tế của các thiết bị điện sao cho đúng và chuẩn xác nhất.

Bước 4: Cần nắm bắt được cách đấu nối, đi dây điện

Phần thiết bị chiếu sáng: Về phần chiếu sáng này các bạn cần phải nắm bắt được thông thạo cụm công tắc được bố trí ở đâu, công tắc nào dùng cho thiết bị nào lắp đặt ở vị trí nào hay nguồn cung cấp cụm được ký hiệu là gì…

Phần ổ cắm: Ở phần ổ cắm này chúng ta cần phải biết các ổ cắm nằm ở nguồn cấp vào nào, vị trí ổ cắm được bố trí ở đâu hay ký hiệu nguồn cấp cho ổ cắm được kỹ hiệu như nào… tất cả những vấn đề đó các bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ và nắm vững chúng.

Phần điều hòa làm mát: Bạn cần phải lưu ý tới vị trí lắp đặt các thiết bị điện như quạt hút mùi, máy lạnh hay cách đọc bản vẽ tủ điện… tất cả phải được bố trí phù hợp và cần các thông tin số liệu chính xác.

Bước 5: Đọc rõ chính xác nguyên lý, cấu tạo hoạt động

Sơ đồ điện

  • Chúng ta cần phải chú ý, lắm bắt được các thông số của các thiết bị điện như thiết bị điều khiển hay thiết bị đóng cắt.
  • Chú ý đến cả phần dây tải điện hay thông số của cáp nguồn.
  • Các thiết bị điện đóng cắt nào sẽ lắp đặt cho thiết bị nào cần phải chính xác.
  • Nguyên lý hoạt động và cách đấu nối của từng thiết bị như ổ cắm, điều hòa làm mát, đèn chiếu sáng… tất cả các cách đấu nối đi dây của từng loại thiết bị đến tủ.

Tất cả các ký hiệu của các thiết bị điện trong bản vẽ

Trong các loại ký hiệu của thiết bị điện trong bản vẽ sẽ bao gồm tất cả các dạng ký hiệu như sau:

Các ký hiệu thiết bị điện bằng hình vẽ

Các loại đèn và thiết bị sử dụng điện

Dựa theo tiêu chuẩn TCVN của Việt Nam các thiết bị điện và vãi trò của nó sẽ được thể hiện qua các ký hiệu như

Ky-hieu-so-do-dien

Các loại thiết bị điện đóng cắt, điều khiển

Dựa theo tiêu chuẩn TCVN của Việt Nam các thiết bị đện đóng cắt, điều khiển được thể hiện qua các ký hiệu như:

ban-ve-tram-tru

Các ký hiệu điện được thể hiện bằng chữ

Thực tế thì ngoài các ký hiệu thiết bị điện được thể hiện bằng hình vẽ thì ở trong một bản vẽ thiết kế điện sẽ sử dụng ký hiệu được quy ước riêng bằng chữ nhằm cho người đọc có thể dễ dàng hiểu được, tránh những nhầm lẫn sai sót có thể xảy ra. Và dựa từng loại ngôn ngữ khác nhau của các quốc gia sẽ có từng loại ký hiệu riêng và nếu trong bản vẽ có những thiết bị điện cùng loại thì sẽ được thêm các số và ký hiệu để người đọc có thể dễ dàng phân biệt.

Trên đây là những hướng dẫn cách đọc bản vẽ tủ điện chính xác và đầy đủ nhất dành cho bạn. Hy vọng với những thông tin mà chún tôi vừa chia sẻ sẽ giúp các kỹ sư tương lai có thể dễ dàng lắm bắt được các vấn đề và sẽ hoàn thành công việc một cách dễ dàng hơn. Chúng tôi chúc bạn luôn thành công và hãy luôn sát cánh, theo dõi chúng tôi để có được nhiều kiến thức mới lạ và bổ ích.

zalo icon
0862986799