HOTLINE:
0862986799Tủ điện 3 pha và cách đấu nối tủ điện 3 pha nhanh nhất
Tủ điện 3 pha được ứng dụng rất nhiều tại các công trình nhà máy, công xưởng, nhờ vào việc giúp bảo vệ ngắt mạch của dòng điện và đặc biệt mang lại sự an toàn cho người sử dụng. Vậy Tủ điện 3 pha là gì?
Contents
- 1 Tủ điện 3 pha là gì?
- 2 Sơ đồ đấu nối tủ điện 3 pha
- 3 Cách đấu tủ điện 3 pha dân dụng – điện 3 pha công nghiệp đơn giản
- 3.1 Bước 1: Tính toán thông số kỹ thuật lựa chọn các thiết bị cần thiết
- 3.2 Bước 2: Thiết kế đồ bố trí thiết bị điện cùng sơ đồ đấu tủ điện 3 pha
- 3.3 Bước 3: Thi công tủ điện và lắp đặt vỏ
- 3.4 Bước 4: Sắp xếp các thiết bị bên trong tủ điện
- 3.5 Bước 5: Đấu dây dẫn trong tủ điện 3 pha
- 3.6 Bước 6: Cấp nguồn và chạy không tải
- 4 Các lưu ý khi thực hiện đấu nối tủ điện 3 pha
Tủ điện 3 pha là gì?
Tủ điện 3 pha là một thiết bị điện được sử dụng để điều khiển, bảo vệ và phân phối nguồn điện cho các thiết bị điện khác nhau. Tủ điện 3 pha sử dụng nguồn điện 3 pha, trong đó mỗi pha có thể cung cấp một lượng điện tương đương, được điều khiển bởi các thiết bị bảo vệ như MCB, MCCB, ACB và các thiết bị khác. Tủ điện 3 pha được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng công nghiệp và xây dựng để cung cấp nguồn điện cho các thiết bị điện khác nhau và đảm bảo an toàn cho hệ thống điện. Việc sử dụng tủ điện 3 pha giúp giảm thiểu nguy cơ chập điện và tăng độ bền của các thiết bị điện khác.
Vỏ tủ điện 3 pha là sản phẩm có kích thước lớn, kích thước thường thấy là 600 đến 2200mm, chiều rộng từ 500mm, độ dầy 1.2 – 3mm. Tủ được làm từ các vật liệu bằng kim loại như: tôn, thép, inox (Vỏ tủ điện inox). Và tất cả sản phẩm thường được phủ lớp sơn cách điện an toàn cho người sử dụng. Tùy vào vị trí và mục đích sử dụng mà tủ điện có thể có hình vuông hoặc hình chữ nhật.
Sản phẩm có nhiều mẫu mã và màu sắc khác nhau nhưng đa số là thân tủ sơn màu ghi, chân đế sơn đen.
Tủ có vỏ làm bằng kim loại (inox hoặc tôn đen) và được sơn tĩnh điện, nhằm chống trầy xước và tăng độ bền cho tủ.
Sơ đồ đấu nối tủ điện 3 pha
Khi xây dựng một hệ thống điện cho các công trình công nghiệp hay xây dựng, việc lắp đặt tủ điện 3 pha là cần thiết để cung cấp nguồn điện cho các thiết bị khác. Tuy nhiên, để đảm bảo hoạt động ổn định và an toàn cho hệ thống điện, việc đấu nối tủ điện 3 pha cần được thực hiện đúng cách. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về sơ đồ đấu nối tủ điện 3 pha và cách thực hiện đấu nối.
Sơ đồ bản vẽ vỏ tủ điện 3 pha
Sơ đồ đấu nối tủ điện 3 pha là một bản vẽ kỹ thuật, mô tả về cách kết nối và sắp xếp các thiết bị điện trong tủ điện. Sơ đồ này giúp người lắp đặt có thể hiểu được cách kết nối và sử dụng các thiết bị điện trong tủ điện một cách đúng đắn và an toàn. Sơ đồ đấu nối tủ điện 3 pha cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phân tích và giải quyết sự cố khi hệ thống điện gặp phải vấn đề.
Có nhiều loại sơ đồ đấu nối tủ điện 3 pha khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và loại tủ điện. Tuy nhiên, phần lớn các loại sơ đồ này đều bao gồm các thông tin cơ bản về các thiết bị điện và cách đấu nối chúng trong tủ điện. Một số loại sơ đồ đấu nối tủ điện 3 pha phổ biến bao gồm:
- Sơ đồ đấu nối tủ điện tổng: Mô tả về cách kết nối các phần tử chính trong tủ điện như MCB, MCCB, ACB, Contactor, Relay, đèn báo,…
- Sơ đồ đấu nối tủ điện chi tiết: Mô tả về cách kết nối từng phần tử nhỏ hơn trong tủ điện như các thiết bị đo lường, bảo vệ quá dòng, quá áp, cầu dao tự động,…
- Sơ đồ đấu nối tủ điện mạch điều khiển: Mô tả về cách kết nối mạch điều khiển trong tủ điện như mạch điều khiển động cơ, mạch điều khiển hệ thống chiếu sáng, mạch điều khiển hệ thống giải nhiệt,…
>> Xem thêm: Tủ Chữa Cháy, Vỏ Tủ PCCC, Tủ Cứu Hỏa Giá Rẻ Nhất 2023
Cách đấu tủ điện 3 pha dân dụng – điện 3 pha công nghiệp đơn giản
Từ yêu cầu kỹ thuật đấu tủ điện 3 pha của mỗi dự án hoàn toàn khác nhau, nhưng nhìn chung tủ điện 3 pha sẽ được thi công theo các bước cơ bản sau:
Bước 1: Tính toán thông số kỹ thuật lựa chọn các thiết bị cần thiết
Khi lựa chọn tủ điện 3 pha cho hệ thống điện tòa nhà, điện văn phòng, nhà xưởng. Bạn cần phải xác định được số lượng phụ tải, số nhanh cần phân phối để có thể tính toán được thông số, số lượng aptomat, dây dẫn,… cần thiết. Điều này là cần thiết để giúp bạn có thể cân đối bài toán giữa kỹ thuật và điều kiện kinh tế phù hợp.
Bước 2: Thiết kế đồ bố trí thiết bị điện cùng sơ đồ đấu tủ điện 3 pha
Để đảm bảo cho các thiết bị điện được hoạt động một cách tốt nhất. Việc bố trí thiết bị điện và thiết kế được sơ đồ nguyên lý hoạt động là rất cần thiết trước khi thi công tủ điện 3 pha.
Bên cạnh đó, việc thiết kế nên bản vẽ chi tiết, thông minh còn giúp bạn rất nhiều trong việc tiết kiệm chi phí. Hỗ trợ kiểm tra sửa lỗi khi có sự cố và dễ dàng mở rộng trong tương lai.
Bước 3: Thi công tủ điện và lắp đặt vỏ
Sau khi đã tính toán được các thiết bị cần thiết. Việc lựa chọn vỏ tủ điện 3 pha đủ sức chứa các thiết bị điện đó cũng rất cần thiết. Do đó hãy tính toán thật kỹ để có thể thi công nên tủ điện vừa thẩm mỹ, vừa an toàn trong suốt quá trình sử dụng.
Ngoài ra, khi lắp đặt vỏ tụ điện 3 pha, bạn cần thiết kế các thiết bị theo 3 nguyên tắc cơ bản sau:
- Các thiết bị như đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đồng hồ chỉ thị luôn phải đặt phía trên cùng của tủ điện.
- Các thiết bị thực hiện việc điều khiển như nút nhấn, công tắt phải đặt ở phía dưới.
- Để có thể thuận tiện nhất cho quá trình vận hành, các công tắc nên đặt ở vị trí trên cùng hàng ngang.
Bước 4: Sắp xếp các thiết bị bên trong tủ điện
Bước thực hiện này hoàn toàn phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật của tủ điện và kỹ năng của người thi công. Tuy nhiên, khi thiết lập cần phải tuân thủ yêu cầu của bản vẽ đã đưa ra, phải sắp xếp thẩm mỹ, khoa học,… vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo khả năng vận hành.
Bước 5: Đấu dây dẫn trong tủ điện 3 pha
Đầu cốt nên phân biệt thành các màu (đỏ, vàng, xanh…) . Và nên đánh các số thứ tự để dễ dàng kiểm soát toàn bộ hệ thống dây dẫn nhằm khả năng hoạt động của các thiết bị điện. Còn đối với những dây tín hiệu có độ nhạy cao, bạn nên bọc để chống nhiễu một cách tốt nhất.
Lưu ý quan trọng, bạn nên đấu dây phần mạch động lực trước. Sau đó mới tới dây phần điều khiển để đảm bảo tốt nhất cho sự hoạt động của tủ điện.
Bước 6: Cấp nguồn và chạy không tải
Các lưu ý khi thực hiện đấu nối tủ điện 3 pha
Để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện và người sử dụng, việc thực hiện đấu nối tủ điện 3 pha cần tuân thủ các quy định và hướng dẫn sau đây:
- Lựa chọn các thiết bị điện phù hợp với mục đích sử dụng và đảm bảo chất lượng của chúng.
- Sử dụng các linh kiện bảo vệ như MCB, MCCB, ACB để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện.
- Tuân thủ các quy định về an toàn điện và đảm bảo độ chính xác và độ bền của mạch điện.
- Thực hiện các bước đấu nối đúng cách và theo sơ đồ đấu nối tủ điện 3 pha.
- Nên đặt tủ điện 3 pha ở nơi khô ráo, thoáng mát và không có chất gây nổ.
>> Tham khảo một số sản phẩm vỏ tủ điện 3 pha: